Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
02113.863416

TS Ninh Thị Hạnh trao đổi với giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội về chủ đề Tư duy lịch sử: Lý thuyết và nghiên cứu

Vào 14 giờ ngày 29 tháng 9 năm 2023, TS Ninh Thị Hạnh - Trưởng Bộ môn PPDH, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã đến tham dự seminar và báo cáo chủ đề: Tư duy Lịch sử: Lý thuyết và nghiên cứu với giảng viên, sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là hoạt động kết nối, trao đổi chuyên môn giữa các Khoa Lịch sử của hai Nhà trường, thúc đẩy những nghiên cứu đa dạng, hiệu quả của đội ngũ giảng viên của các Khoa.

Dạy tư duy như một kĩ năng (thinking skills) là một trong những cách tiếp cận quan trọng của giáo dục thế kỉ XXI. Những chuyển biến mạnh mẽ về công nghệ, thông tin trong xã hội hiện đại, đòi hỏi mỗi cá nhân cần có khả năng đưa ra quyết định dựa trên hệ thống dữ liệu khổng lồ, phức tạp và luôn thay đổi, thay vì phát triển khả năng ghi nhớ thông tin. Mặc dù vẫn còn những tranh luận như: Liệu có thể dạy tư duy cho người học?. Làm thế nào để dạy được tư duy?... Nhưng trên thực tế, việc dạy kĩ năng tư duy trong các khoá học chuyên về tư duy hoặc dạy kĩ năng tư duy đan xen với các mục tiêu khác trong môn học đang mang lại hiệu quả cụ thể. Dạy kĩ năng tư duy giúp người học phát triển khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự học,... bắt kịp với sự chuyển đổi mạnh mẽ của xã hội công nghệ. Bài chia sẻ của TS Ninh Thị Hạnh đã cung cấp cái nhìn tổng quát về hệ thống lý thuyết liên quan đến Kĩ năng tư duy và dạy kĩ năng tư duy trong giáo dục. Từ đó, gợi ý vận dụng một số kĩ thuật tư duy trong dạy học lịch sử trước bối cảnh Việt Nam đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ở phần thảo luận, các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có sự trao đổi tích cực, thể hiện sự trăn trở với vấn đề phát triển tư duy lịch sử cho học sinh trong giảng dạy bộ môn. Đa số sinh viên tham dự chia sẻ rất hào hứng với các kĩ thuật dạy học phát triển tư duy được TS Ninh Thị Hạnh giới thiệu, mở ra những ý tưởng vận dụng đa dạng cho sinh viên trong quá trình thực hành thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử. 

Việc tăng cường kết nối, trao đổi chuyên môn giữa khoa Lịch sử của các trường Đại học Sư phạm đang ngày càng trở nên cần thiết, tạo điều kiện để phát triển các hướng nghiên cứu thiết thực, phù hợp với thực tiễn và hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Lịch sử của các Nhà trường.

Một số hình ảnh trong buổi seminar:

 



Tags:


Bài viết khác

Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức sinh hoạt chuyên môn với Giáo viên Lịch sử các trường THPT tỉnh Ninh Bình

Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức sinh hoạt chuyên môn với Giáo viên Lịch sử các trường THPT tỉnh Ninh Bình

 Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội 2 với Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, sáng ngày 31

31/10/2023

Seminar chuyên môn của Bộ môn Phương pháp dạy học Lịch sử “Bài thực hành trong sách giáo khoa Lịch sử Trung Quốc và một số kinh nghiệm thiết kế bài thực hành Lịch sử lớp 10 ở Việt Nam”

Seminar chuyên môn của Bộ môn Phương pháp dạy học Lịch sử “Bài thực hành trong sách giáo khoa Lịch sử Trung Quốc và một số kinh nghiệm thiết kế bài thực hành Lịch sử lớp 10 ở Việt Nam”

Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, giảng

12/04/2023

Seminar Giới thiệu một số công cụ công nghệ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường trung học

Seminar Giới thiệu một số công cụ công nghệ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường trung học

Thực hiện kế hoạch năm học, vào chiều ngày 22 tháng 3 năm 2023, tổ phương pháp dạy học khoa Lịch sử tổ chức 01 seminar

24/03/2023